Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
Hơn 25 năm làm công tác giảng dạy, tư vấn cho các doanh nghiệp, PGS-TS.Võ Tấn Phước, Chủ nhiệm ngành Quản trị kinh doanh Trường đại học công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh không chỉ là người thầy mà còn là chuyên gia trên lĩnh vực kinh tế được nhiều người biết đến. Theo ông, tham gia hội nhập sâu, mỗi địa phương nên xây dựng thương hiệu riêng cho từng mặt hàng
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các mặt hàng nông sản, CDĐL trở thành công cụ hữu hiệu để bảo hộ các sản phẩm đặc sản, thúc đẩy tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và mở rộng thương mại. Chính vì vậy, đẩy mạnh xây dựng và khai thác hiệu quả CDĐL nông sản là yêu cầu cấp bách với nền nông nghiệp nước ta hiện nay
Hiện nay ngày càng xảy ra nhiều tình trạng nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam bị thương gia nước ngoài đánh cắp và tiến hành đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Điều này đã gây ra nhiều tổn hại về kinh tế và danh tiếng đối với doanh nghiệp trong nước
Thông tin được nêu ra tại Hội thảo “Bảo hộ giống cây trồng đối với cây ăn quả khu vực phía Nam”, tổ chức tại tỉnh Tiền Giang ngày 1/8.
Hiện nay, các sản phẩm “Made in Vietnam” đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau những sự việc không minh bạch về xuất xứ hàng hóa, việc hoàn thiện quy định pháp lý về ghi nhãn "Made in Vietnam" đang là yêu cầu cấp bách.
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ KH&CN ngày 19/7/2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã nhấn mạnh đến những tác động của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi (mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019) đối với việc bảo vệ kết quả sáng tạo của các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và thúc đấy ứng dụng, chuyển giao các kết quả đó.
Để thực thi hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Luật Sở hữu trí tuệ là 1 trong tổng số 8 luật cần phải sửa đổi, bổ sung.
Câu chuyện về kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam bị đánh cắp trên thị trường quốc tế đã diễn ra khá phổ biến.